Ngáy ngủ dai dẳng ảnh hưởng đến sức khẻo và sức học tập của trẻ.
Ngiên cứu do trường đại học Gothenburg ở Thụy Điển thực hiện được công bố trên tạp chí Laryngology & Otology. Các chuyên gia nói rằng nhiều trẻ em đôi khi ngáy ngủ mà không gặp bất cứ tác hại nào.
Tuy nhiên, nên lưu ý rằng khi ngáy ngủ dai dẳng và đặc biệt nếu con gặp phải chứng ngưng thở thì chất lượng ngủ sẽ bị ảnh hưởng, có thể khiến con buồn ngủ vào ban ngày, kém tập trung, học tập khó khăn, tăng trưởng chậm và tè dầm.
Ngưng thở khi ngủ là một rối loạn phổ biến mà nhịp thở tạm dừng hoặc thở rất nhẹ trong khi ngủ. Khi gặp trường hợp này, bạn sẽ không ngủ được sâu mà rơi vào giấc ngủ nhẹ.
Các chuyên gia chọn ngẫu nhiên 1.320 trẻ em có độ tuổi từ 0-11 tuổi từ cơ sở quốc gia về trẻ em ở Thụy Điển để tiến hành nghiên cứu. Họ yêu cầu cha mẹ và những người chăm sóc trẻ điền vào bảng câu hỏi về việc xáo trộn hơi thở trong khi ngủ của trẻ em. Từ đó, có thể suy đoán các triệu chứng khác nhau.
Từ 754 câu trả lời nhận được, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng có khoảng 5% trẻ em ngáy liên tục một vài đêm/tuần, nhưng chỉ 1/3 trong số đó gặp các vấn đề và cần tìm đến sự giúp đỡ y tế.
Tiến sĩ Gudnadottir, một bác sĩ phẫu thuật tư vấn tại Bệnh viện Đại học Sahlgrenska, nói: "Nghiên cứu này cho thấy nhận thức thấp về những ảnh hưởng tiêu cực của rối loạn hô hấp khi ngủ đối với sức khỏe của trẻ. Và hấu hết các bậc cha mẹ không nhận thức được điều này".
Các nhà nghiên cứu lưu ý rằng, lý do phổ biến nhất dẫn đến chứng ngáy dai dẳng ở trẻ em là do amidan hoặc vòm họng quá rộng. Để chữa trị điều này cần phải phẫu thuật. Trong mọi trường hợp, cha mẹ có con ngáy liên tục nên đưa đến bác sĩ để khám sớm nhất có thể.
Theo Bích Phượng (Đời sống & Pháp luật/Medicalnewstoday))
0 nhận xét :
Đăng nhận xét