Tết cổ truyền 2016 đang đến gần, theo phong tục của người Việt trong 3
ngày Tết việc nấu ăn là điều vô cùng quan trọng giúp mang đến
những bữa ăn sum họp đầm ấm và ngon miệng cho cả gia đình. Để công
việc này được thực hiện dễ dàng hơn bao giờ hết, chị em có thể tham
khảo một chút kinh nghiệm nhỏ của những bà nội trợ lâu năm cóp nhặt được
để các mẹ các chị lo Tết được chu toàn.
Nếu bạn còn đang lóng ngóng với việc bếp núc trong những ngày Tết thì hãy tham khảo kinh nghiệm của các bà nội trợ lâu năm dưới đây:
1. Giữ hoa quả tươi lâu
Bưởi 5 roi tuyệt ngon ở Mỹ Hòa - Bình Minh - Vĩnh Long
- Cam, chanh, bưởi: dùng vôi quét lên đầu cuống.
- Dưa chuột: lấy một cái tô đựng nước, pha chút muối nhạt, cắm phần cuống trái dưa xuống nước ngập độ 1/3 trái dưa, để nơi thoáng mát hoặc ngăn mát của tủ lạnh. Mỗi ngày nhớ thay nước một lần, đảm bảo dưa của bạn sẽ tươi cả tuần.
- Táo, chuối, nấm, lê: sẽ không biến màu nâu, nếu tưới lên một chút nước chanh.
- Hồng: ngâm quả trong nước muối trong khoảng 5 phút (không ngâm lâu vì làm biến đổi chất trong quả). Dùng vải mềm rửa sạch phần núm quả vì đây là nơi vi khuẩn, nấm mốc xâm nhập vào quả gây hỏng, thối sớm. Lau khô và gói quả thật kín trong túi nilông và cho vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 150C.
- Dưa hấu: ngâm cả quả vào dung dịch nước muối ăn có nồng độ 15% trong nửa giờ. Lấy ra lau khô vỏ dưa và bỏ vào túi màng polyethyene bảo quản ở nơi mát.
2. Bí quyết luộc gà cúng
Cứ mỗi lít nước cho vào 20g hành tím đã được nướng sơ, lột vỏ ngoài cùng 1 muỗng cà phê muối. Hành sẽ làm thơm nước luộc gà. Cho gà vào lúc nước nguội để da gà không bị nứt vỡ. Sau đó luộc gà trong nước sôi lăn tăn không sủi bọt.
Để tạo cho gà có màu vàng óng, trông ngon mắt, tránh tình trạng luộc xong da bị sạm, xỉn màu thì khi gà vừa chín tới, bạn vớt ra khỏi nước sôi và ngâm ngay vào thau nước sạch, lạnh. Ngâm đến khi nào thịt gà nguội hẳn mới nhấc ra để giữ màu da không bị sậm xuống. Sau đó, để thịt ráo nước một chút, dùng mỡ gà đã thắng quệt một lớp lên da, da gà sẽ có màu vàng bóng và căng mượt.
3. Ngâm măng khô cho mau nở
Dùng nước gạo để ngâm măng rất mau nở và khi nấu lại chóng nhừ. Nếu
muốn để lâu, đầu tiên cho măng vào nồi nước đun sôi 30 phút sau đó
chuyển sang lửa nhỏ đun tiếp một lát rồi vớt ra, cắt bỏ những chỗ già,
rửa sạch. Dùng nước gạo hoặc nước sôi ngâm ăn dần. Cứ 2-3 ngày thay nước
một lần.
4. Để bánh chưng vẫn xanh sau khi luộc
Sau khi luộc và ép thì bạn tháo bỏ dây lạt ra và gói thêm vào hai lớp
lá mới. Bỏ lại vào nồi và nấu thêm một lần nữa nhưng chỉ luộc sơ qua để
lá ngoài vừa hơi đổi sang màu xanh dầu. Đem bánh ra ngâm nước lạnh rồi
ép nước và ép thật khô lại thêm một lần nữa.
5. Cách rã đông nhanh
Nếu cần phải rã đông gấp, bạn hãy đưa thực phẩm vào lò vi sóng. Cách
này rất tốt vì điện trường cao tần sẽ gây nên nội ma sát trong bản thân
thực phẩm, khiến thực phẩm nóng lên, tan đông nhưng không làm vỡ tế bào.
Nếu không có lò vi sóng hãy dùng nước lạnh pha thêm muối để rã đông cho
nhanh.
6. Cách giữ hoa tươi lâu
- Cho vào lọ cắm một ít nước chè nguội.
- Nghiền nát viên aspirin cho vào nửa lít nước, lắc cho tan, cắm hoa vào nước này.
- Cho một ít rượu hoặc bia vào bình nước cắm hoa. Chất cồn trong rượu
có thể khử trùng, tiêu diệt vi khuẩn trong lọ hoa đồng thời bổ sung một
số thành phần dinh dưỡng khác làm hoa tươi lâu.
Đối với một số loại hoa như đào, mai, bạn có thể áp dụng cách đốt gốc.
7. Khử mùi tanh của cá
Dùng nước muối để rửa hay dùng muối hột xát lên cá hoặc ngâm cá đã làm
sạch vào nước lạnh có pha ít giấm, hoặc trộn vào cá một ít hạt tiêu hay
lá nguyệt quế. Như thế, khi nấu nướng, cá không còn mùi tanh.
Trước khi rán, bạn cho cá vào ngâm cùng một ít sữa bò, như vậy sẽ làm cá hết mùi tanh và tăng thêm độ tươi.
Sau khi làm sạch cá nước ngọt, bạn cho cá vào ngâm với rượu nếp khoảng
10-15 phút, sau đó tẩm bột để rán, cá sẽ thơm và hết mùi tanh của bùn.
Ngoài ra, nếu bạn muốn đánh vẩy cá được nhanh, sạch, trước hết, cho cá
vào ngâm nước lạnh có pha giấm theo tỉ lệ một lít nước với hai thìa
giấm, khoảng hai giờ. Như thế, khi bạn đánh vảy, vảy cá sẽ rơi ra dễ
dàng.
8. Khử mùi hôi tủ lạnh
- Lấy 500 g quýt tươi rửa sạch, lau khô và đặt nhiều nơi trong tủ lạnh.
- Cắt chanh thành lát mỏng đặt vào các tầng ở tủ lạnh, mùi hôi sẽ bị hút hết.
- Lấy 50 g chè ướp hao đựng vào túi vải xô cho vào trong tủ lạnh, mùi hôi cũng sẽ được khử hết.
- Lấy ít giấm đựng vào lọ thủy tinh mở nắp đặt trong tủ lạnh, mùi hôi cũng sẽ bay đi.
9. Làm sạch đồ gia dụng
Phích đựng nước dùng lâu cũng thường có cặn bám ruột phích, làm khả
năng giữ nhiệt bị giảm. Để tẩy các cặn đó, bạn hãy rót 0,5 l giấm đã đun
nóng vào phích, đậy nắp ngâm một lúc rồi đổ đi, rửa sạch, các cặn bám
trong phích sẽ bong ra hết.
Để việc rửa chén trở nên dễ dàng hơn, bạn hãy thêm vài muỗng giấm vào
nước rửa chén. Giấm sẽ giúp tẩy sạch dầu mỡ nhanh hơn, đồng thời khiến
chén đĩa trông sáng và sạch hơn.
Để rửa sạch những vết dơ của đồ ăn trong lò vi sóng, hãy rải một chút
muối lên vết dơ khi nó vừa dính lên lò. Đợi đến khi lò nguội, dùng miếng
bọt biển ấm chùi sạch.
Để làm sạch những vết ố trên ly, tách hoặc ấm nước, hãy cho vào một ít
giấm và đun sôi. Giữ cho giấm sôi nhẹ khoảng 10 phút rồi rửa sạch lại
bằng nước sạch.
10. Một vài mẹo vặt khác
- Lột vỏ cà chua: Cắt nhẹ vài đường vào nhiều chỗ trên vỏ, sau đó nhúng sơ cà chua vào nước nóng thì sẽ dễ lột vỏ hơn.
- Hành phi dễ giòn hơn khi rắc lên trên hành một chút đường trước lúc phi.
- Muốn dầu, mỡ không bị bắn ra ngoài khi rán, xào, rắc một ít muối ăn vào mỡ hoặc dầu.
Mimi tổng hợp
>>> Xem thêm: Chuyện “Yêu” trong mùa xuân thế nào thì tốt?
0 nhận xét :
Đăng nhận xét