Chị Hoàng Vân trú tại Ngọc Khánh, Hà Nội cho biết, cứ vào thời tiết rét đậm là chân chị lạnh toát, mẩn đỏ lên. Dù lạnh toát nhưng chị không đi tất được vì cứ đi tất vào là các đầu ngón chân, ngón tay lại ngứa râm ran khó chịu.
Mấy ngày nay, các ngón chân của chị mọng như quá chuối và đến tối khi đắp chăn, đầu ngón chân ngứa, chị chỉ nằm gãi cũng không xong. Chị vừa bị đau nhức, vừa có cảm giác bứt rứt rất khó chịu trong khi lòng bàn chân, bàn tay cứ lạnh toát.
Gừng: Bài thuốc gối đầu giường cho mùa đông (Ảnh minh họa)
Chị Vân tới phòng khám của lương y Trung để cắt thuốc ngâm chân hi vọng chân đỡ đau ngứa. Tuy nhiên, sau khi khám cho chị Vân, bắt mạch, bác sĩ Trung cho biết chỉ cần chịu khó ngâm chân với nước ấm pha chút muối với gừng đập nhỏ ra, chỉ vài hôm sẽ bớt cước chân và lạnh bàn chân.Cùng hoàn cảnh với chị Vân, chị Mai Thị Ly trú tại Đặng Văn Ngữ, Hà Nôi cũng tương tự. Đi đôi bốt cao đến gối, chân đeo 3 đôi tất, chị Ly vẫn đứng không vững vì lạnh chân. Chị Ly cho biết, chị bị lạnh chân, lạnh tay, đi đường lúc nào cũng có cảm giác như kim châm.
>>> Xem thêm: 3 món giúp “cậu nhỏ” nghe lời bạn hơn
Nếu gặp hơi ấm như vào phòng điều hòa hay ngồi quạt sưởi thì chân tay chị lại nóng và đau nhức ở các đầu ngón chân, đầu ngón tay. Buổi tối đi ngủ, chị đeo hai ba đôi tất, thậm chí trùm chăn kín người nhưng cảm giác lạnh chân vẫn còn, không ấm lại được. Có lẽ vì thế, mỗi lần chân chị chạm vào chồng là anh lại giật mình thon thót.
Còn bác Nguyễn Thị Hải trú tại Xa La, Hà Đông thì bị chứng tiểu đường nhiều năm. Về mùa đông bác phải chăm sóc đôi bàn chân, bàn tay vì rất dễ biến chứng về da, thần kinh khi để nó lạnh quá, phát cước. Hầu như ngày nào bác cũng ngâm chân, ngâm tay với rượu gừng để hi vọng làm ấm hơn.
Lương y Trung cho biết vào mùa đông, hầu như ngày nào ông cũng gặp người bệnh đến khám than thở về chứng chân tay lạnh. Theo ông, nguyên nhân gây ra chứng chân tay lạnh có rất nhiều. Có thể do nhiệt độ xuống thấp, cơ thể bị tỏa nhiệt nên chân tay trở nên lạnh.
Khi nhiệt độ xuống thấp sẽ khiến các thành mạch máu co lại, dồn ứ khí huyết, làm chậm quá trình lưu thông máu trong cơ thể. Do đó, lưu lượng máu chảy đến những vùng “xa xôi” của cơ thể như bàn tay và bàn chân cũng trở nên hạn chế. Chính điều này khiến chân tay thường bị lạnh trong mùa đông.
Cũng có trường hợp do dị ứng với thời tiết gây mẩn ngứa, cước; có trường hợp lạnh chân tay do thận âm yếu. Tùy từng trường hợp bác sĩ sẽ kê đơn thuốc để làm ấm chân tay. Tuy nhiên, lương y Trung cho biết, mọi người có thể tự chữa chứng chân tay lạnh của mình bằng cách ngâm chân với gừng. Từ trước tới nay, trong Đông y, gừng vẫn được xem với tư cách là một vị thuốc.
>>> Xem thêm: Chuyện “Yêu” trong mùa xuân thế nào thì tốt?
Gừng là gia vị dùng phổ biến trong bữa ăn và cũng là một vị thuốc được sử dụng rất nhiều trong y học cổ truyền, gừng có tên khoa học là Zingiber Officinale, trong đông y gọi là khương.
Theo y học cổ truyền, gừng có vị cay, tính ấm vào 3 kinh phế, tỳ, vị, có tác dụng phát biểu, tán hàn ôn trung, tiêu đàm, hành thủy, giải độc.
Trong hầu hết các thang thuốc Đông y, dù bệnh hàn hay nhiệt, hư hay thực, các thầy thuốc vẫn thường dùng từ 3 đến 5 lát gừng sống.
Với những người bị cảm lạnh có thể uống trà gừng hoặc nấu nước xông cho gừng vào để xong trừ gió độc.
Theo Ph.Thúy (Infonet)
0 nhận xét :
Đăng nhận xét