Nhãn
Nhãn đang vào vụ, vừa rẻ vừa ngon, rất thích hợp để bồi bổ sức khỏe bởi trong nhãn chưa nhiều khoáng chất, vitamin A, C, kali, photpho, magie và sắt nên rất tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, đối với phụ nữ mang thai lại không nên ăn nhãn. Nguyên do là khi phụ nữ mang thai, thân nhiệt tăng, nhất là trong 3 tháng đầu của thai kì, trong khi nhãn lại có tính nóng, phụ nữ mang thai ăn vào sẽ tăng nhiệt cho thai, dễ gây ra khí huyết không điều hòa, đầy hơi, nôn mửa, nếu ăn nhiều nhãn sẽ xuất hiện hiện tượng nhiệt, đau bụng, xuất huyết gây ra tình trạng dọa sảy, sảy thai, đẻ non.
Dứa tươi
Cũng như nhãn, dứa chứa nhiều dinh dưỡng, nhưng đối với các bà bầu, nhất là các bà bầu mới mang thai 3 tháng đầu thì cần cẩn thận với món này.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học cho biết trong quả dứa có chứa chất bromelain có tác dụng làm mềm tử cung, kích thích co bóp tử cung, nhất là những trái dứa xanh thì tỉ lệ chất bromelain là rất cao, khi bà bầu mang thai 3 tháng đầu ăn quá nhiều dứa xanh dễ khiến gây sảy thai. Tuy nhiên khi các bạn đun nấu dứa lên thì chất bromelain sẽ bị mất đi nên bạn có thể ăn dứa này. Tốt nhất mẹ bầu nên kiêng loại quả này trong thai kì đầu, và ăn một lượng vừa phải ở thai kỳ tiếp theo.
Nha đam
Nha đam được ghi nhận có tác dụng tốt trong những bệnh lý như: đái tháo đường, vảy nến, tăng cholesterol máu, bỏng, tổn thương da… Tuy nha đam chứa nhiều công dụng và có thể chữa bệnh nhưng một vài báo cáo cho thấy, phụ nữ mang thai uống nước ép và ăn các sản phẩm từ nha đam, dẫn đến xuất huyết vùng chậu và thậm chí gây ra sẩy thai.
Các bác sỹ cũng khuyến cáo, phụ nữ có thai và đang cho con bú tuyệt đối không nên dùng nha đam. Đối với trẻ dưới 12 tuổi cũng nên hạn chế, do nha đam gây đau bụng, tiêu chảy.
Đu đủ xanh
Đu đủ chín được cho là rất tốt cho phụ nữ mang thai, nhưng đu đủ xanh thì ngược lại. Có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng trong 1 trái đu đủ xanh có chứa rất nhiều chất gây nguy hiểm cho thai nhi như papain, prostaglandin và oxytocin, trong đó chất papain có thể khiến tế bào phôi thai bị phá hủy, còn prostaglandin và oxytocin có tác dụng kích thích co bóp tử cung sớm đẩy thai nhi ra ngoài, điều này sẽ gây sảy thai nếu như thai nhi chưa đủ tháng.
Măng tươi
Mặc dù chưa có công trình nghiên cứu nào kết luận mẹ bầu ăn măng sẽ khiến thai nhi nhiễm độc, nhưng nhiều mẹ vẫn truyền tai nhau rằng mẹ bầu nên hạn chế ăn măng, đặc biệt là măng tươi khi mang thai để đảm bảo an toàn cho sức khỏe cả mẹ và bé. Trên thực tế, đã có không ít mẹ bầu bị ngộ độc măng, biểu hiện như: nôn, đau bụng, đau đầu… gần giống với hiện tượng ngộ độc sắn.
Cua đồng
Cua chứa nhiều omega 3, vitamin B, là một trong những loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng nếu ăn nhiều cua trong quá trình mang thai có thể gây hại cho mẹ và thai nhi.
Điều đáng sợ khi cua được bắt nơi ô nhiễm môi trường, thịt cua dễ bị nhiễm độc. Theo nghiên cứu, hai loại chất độc thường được tìm thấy trong thịt cua là Dioxin và Polychlorinated biphenyls, chất gây phát ban, suy giảm hệ miễn dịch, rối loạn chức năng thần kinh, tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh ở thai nhi và nguy cơ sinh non, sảy thai ở mẹ bầu.
Vì vậy để tránh ảnh hưởng đến mẹ và bé, mẹ bầu không nên ăn quá nhiều cua, đặc biệt là trong 3 tháng đầu. Lưu ý, chọn cua ở vùng an toàn, không chế biến cua đã chết hoặc ăn cua để qua đêm.
Phòng khám đa khoa tphcm Theo MH (Gia đình & Xã hội)
0 nhận xét :
Đăng nhận xét