Không phải tất cả món hàng được dán nhãn "lành mạnh", "tự nhiên" hay hữu cơ đều vô hại.
1. Tinh dầu nguyên chất
Các loại tinh dầu này rất tốt trong tẩy rửa hoặc dùng để chăm sóc sắc đẹp. Nhưng các loại tinh dầu này không phải không có độc và hoàn toàn an toàn. Chúng có thể gây kích ứng da, ngộ độc cho trẻ em, vật nuôi.
Bạn cần pha loãng tinh dầu khi sử dụng và làm theo hướng dẫn.
2. Nến lấy ráy tai
Đây là một mặt hàng mới, được quảng cáo là rất dễ dùng, bạn chỉ cần cho vào tai và đốt phần đuôi nến, sức nóng sẽ lấy ráy tai và vật mắc kẹt sâu trong tai.
Tuy nhiên, dùng loại này rất nguy hiểm vì chúng không thực sự lấy ráy tai mà còn có thể khiến bạn bị bỏng nặng, làm sáp chảy vào tai bạn.
Nên thận trọng khi sử dụng nến lấy ráy tai.
3. Thực phẩm chức năng từ thảo dược
Giống như tinh dầu nguyên chất, các loại thảo dược có thể gây nguy hiểm nếu dùng sai. Thảo dược có thể tác dụng như thuốc, tương tác với các loại thuốc khác và phản ứng ngược, thậm chí đe dọa tính mạng.
Các loại thực phẩm chức năng không được coi là thuốc và thường không qua kiểm nghiệm như thuốc. Một nghiên cứu ở Úc cho thấy các loại này còn có thể chứa chì, thủy ngân, thạch tín… Bạn nên hỏi ý kiến y bác sĩ và nghiên cứu kỹ trước khi dùng.
4. Mật hoa agave
Có thể bạn dùng nó thay đường nhưng thật ra nó không khác mấy với đường thẻ, thậm chí còn chứa nhiều fructose hơn siro ngô.
Mật ong hữu cơ agave chưa chắc đã tốt hơn đường. Hình minh họa
5. Sữa tươi nguyên chất
Nhiều người thích sữa tươi vì vị đậm đà, tin rằng nó còn nhiều lợi ích sức khỏe hơn, tiệt trùng có thể làm giảm dinh dưỡng của sữa. Tuy nhiên, trẻ em, phụ nữ mang thai, người cao tuổi và người có hệ miễn dịch kém, dễ bị ngộ độc thực phẩm không nên dùng sữa tươi chưa tiệt trùng vì đây là một trong những thực phẩm chứa nhiều vi khuẩn nhất.
6. Trà thanh lọc
Các loại trà này được quảng cáo rằng sẽ lọc chất độc khỏi ruột nhưng thực chất thận, gan và ruột bạn không cần thêm sự "giúp đỡ" này. Thậm chí trà thanh lọc còn có thể dẫn tới làm mất nước, hay đổi mức điện giải trong cơ thể, gây ra đầy hơi, chuột rút, buồn nôn.
Theo Lan Thảo (Pháp luật TP.HCM/ Prevention)
0 nhận xét :
Đăng nhận xét