[Phong Kham Da Khoa] Giảm cân luôn là một yêu cầu khó khăn với những người yêu ẩm thực. Tuy nhiên, bạn không cần phải tự "bỏ đói" mình để có được hình dáng khỏe mạnh hơn.
Những cách giảm cân không cần nhịn đói
1. Dùng nhất quán một lượng thực phẩm vừa đủ để duy trì sự chuyển hóa
Những thay đổi về cơ thể có thể do biến đổi hoocmon, chế độ ăn, gen di truyền, sự căng thẳng, lối sống và tất cả đều ảnh hưởng đến sự chuyển hóa.
Những nghiên cứu cho thấy sự chuyển hóa có thể chậm đi khi ăn ít quá lâu, tạo nên một môi trường nội tiết tố không thuận lợi cho việc giảm cân. Nghĩa là bạn càng ăn kiêng ít calo lâu, bạn càng có nguy cơ tăng cân nhanh hơn khi hồi phục chế độ ăn bình thường.
Để tránh việc này, bạn nên để ý kiểm soát lượng thức ăn hằng ngày, ăn đầy đủ để cơ thể có thể hoạt động bình thường nhưng không quá mức. Bạn nên chú ý đến chất dinh dưỡng thay vì chỉ chú ý đến lượng calo.
2. Không loại bỏ thứ gì
Hiện nay có rất nhiều chế độ ăn cảnh báo nên loại bỏ hoàn toàn một loại thực phẩm nào đó. Nhưng kiêng cữ món ăn yêu thích hoặc một nhóm thực phẩm sẽ có thể gây hại cho cơ thể, nhanh chóng phá vỡ chế độ ăn của bạn.
Ví dụ, chất béo rất cần thiết cho thần kinh và não. Chọn nhiều loại thực phẩm bổ dưỡng hơn không có nghĩa là hoàn toàn loại bỏ thực phẩm chế biến. Bạn nên có 80% thực phẩm tươi sống và 20% thực phẩm giúp bạn kiềm chế cơn thèm ăn.
3. Tập thể dục mạnh thường xuyên
Nâng vật nặng có thể nhanh chóng thay đổi hình dáng cơ thể bạn. Ngoài nâng tạ, bạn còn có thể tập squats. Khi lớn tuổi hơn, con người mất dần lượng cơ của mình nên những bài tập tạo cơ rất cần thiết để tăng cường sự chuyển hóa.
4. Tìm các nguồn protein và chất xơ yêu thích để bắt đầu mỗi bữa ăn
Năng lượng cần thiết để tiêu hóa thực phẩm và protein cần nhiều năng lượng nhất để tiêu hóa. Protein xây dựng cơ, tạo cảm giác no.
Cùng với chất xơ, cả hai sẽ là khởi đầu tốt cho một bữa ăn đem đến cảm giác thỏa mãn, no lâu mà không phải ăn quá nhiều.
Một số thực phẩm giúp giảm cân nhanh và an toàn. Hình minh họa
5. Tạo thêm từng thói quen mới
Có thể bạn có lối sống không tốt cho sức khỏe cho lắm nhưng sự thay đổi hoàn toàn khó có thể được duy trì lâu. Nên bạn có thể thay đổi từ từ từng thói quen nhỏ một, làm quen với nó rồi lại thêm một thói quen khác. Bạn thay đổi lối sống trong một thời gian dài, không cần phải chọn "đường tắt".
6. Nuông chiều cảm xúc
Ăn uống đôi khi là một cách để thỏa mãn cảm xúc, giảm căng thẳng và bạn không thể bớt đi cảm giác này chỉ bằng việc ăn kiêng. Khi bị căng thẳng, bạn nên tìm phương cách lành mạnh hơn để đối phó với nó.
Thay vì dùng ăn uống để nhanh chóng loại bỏ cảm giác khó chịu, bạn nên nhìn thẳng vào cảm giác ấy, tìm hiểu nguyên nhân phía sau nó, từ đó tìm cách giải quyết.
7. Nâng cao giá trị bản thân
Ngoại hình đang trở thành nỗi ám ảnh trong văn hóa hiện đại nhưng thay vì khiến mọi người sống tích cực, khỏe mạnh hơn, nó tạo cảm giác yếu đuối, mặc cảm và buông xuôi.
Bạn nên ghi nhớ giá trị bản thân của mình, những ước mơ, mục đích, sự độc đáo riêng biệt của mình, sống yêu đời và tin tưởng vào bản thân. Khi bạn yêu cuộc sống và có khả năng kiềm chế, kiểm soát bản thân lẫn cuộc đời, bạn sẽ có thể làm những điều tốt nhất cho bạn. Bạn sẽ biết chăm sóc bản thân cả trong và ngoài, cả tâm lý và sức khỏe, phát hiện và khai phá những điều đẹp đẽ nhất của mình.
Theo Lan Thảo (Pháp luật TPHCM/yourtango)
0 nhận xét :
Đăng nhận xét