Cứ mỗi dịp cuối năm, nhiều bệnh nhân lại nghĩ đến việc tri ân bác sĩ của mình như thế nào. Người mang vài cân gạo nếp, có người vài chục trứng nhưng với bác sĩ món quà đó không thể nào quên.
Gạo nếp, đậu xanh biếu bác sĩ
TS Dương Đức Hùng- Trưởng phòng kế hoạch tổng hợp Bệnh viện Bạch Mai tâm sự, suốt cuộc đời làm bác sĩ của ông gắn liền với bệnh nhân tim mạch và đa số là bệnh nhân nặng nên khi cứu họ xong, nhiều người coi bác sĩ là người thứ hai sinh ra mình. Và cứ dịp 27/2, dịp Tết họ lại tìm cách cảm ơn bác sĩ.
[phong kham da khoa] - Vợ chồng anh Nguyễn Văn Hải ở Bắc Giang không bao giờ quên được ơn của bác sĩ Hùng đã cứu cậu con trai của anh chị. Khi đến cảm ơn, bác sĩ không nhận phong bì mà còn cho thêm tiền để về bồi dưỡng cho cháu khiến anh chị vô cùng xúc động. Số tiền ấy anh chị không tiêu mà đã đặt nó lên bàn thờ để nhắc nhở con anh chị phải ghi nhớ công ơn bác sĩ người đã sinh ra cháu lần thứ hai và nhắc cháu phải sống thế nào cho đúng. Chính vì thế, năm nào anh chị cũng chuẩn bị gạo nếp, đậu xanh mang đến biếu bác sĩ ăn Tết.
TS Hùng cho biết, có năm gần Tết, ông vừa đi mổ về đã có người đàn ông dáng khắc khổ đứng trước cửa phòng chỉ xin gặp ông. Họ đưa cho ông cái phong bì. Lúc đó, TS Hùng cầm chiếc phong bì. Hơi ấm trên nó vẫn còn. Ông thấy những tờ 50 nghìn đồng nhiều nếp gấp. Ông nghĩ chắc đây là cả gia tài, cả cái tết của người bệnh nên bảo người bệnh cầm về và ông móc túi áo ra còn vài trăm nghìn đưa luôn cho bố của bệnh nhân mang về cho cháu bồi dưỡng lấy sức đi học. Từ đó, hầu như năm nào đến Tết, gia đình anh Hải cũng gửi biếu TS Hùng vài cân gạo nếp, đậu xanh. Với những thứ này, TS Hùng không bao giờ từ chối vì đó là tấm lòng của người bệnh.
Trong cuộc đời mình, rất nhiều món quà khiến bác sĩ không thể nào quên. Có những bệnh nhân họ ngỡ ngàng khi cảm ơn còn bị bác sĩ mắng. Bởi chuyện cảm ơn không phải lúc nào cũng là tiền.
Vài gói kẹo, miếng thịt chó cũng là quà
Ca trực đêm 30 Tết của các bác sĩ khoa cấp cứu Bệnh viện Bạch Mai như mệt hơn, nặng hơn vì đa số bệnh nhân nặng. Có khi đến giây phút giao thừa họ cũng chẳng nhớ được trôi qua khi nào.
Có những đêm 30, người bệnh ở tỉnh lên họ nghèo, người nhà bệnh nặng họ không biết mua gì tặng bác sĩ khi ra ngoài cổng, các hàng quán đều đóng. Gói kẹo, gói bánh mang từ quê, đành lôi ra làm quà cảm ơn bác sĩ. Trong khi đó, cả khoa hàng chục người chia nhau không đủ nhưng ai cũng vui cảm nhận được hơi âm của năm mới.
Đi xe máy vài chục km từ Hà Tây cũ lên đến bệnh viện K3, chị Hương ở Phú Xuyên vội vã gọi điện cho bác sĩ Phạm Thị Việt Hương ra nhận hộ quà. Đang bận, chị từ chối nhưng khi nghe nói rằng “có kg thịt chó nhà em vừa thịt, em nghĩ đến bác sĩ nên đã mang đến”, lúc đó các bác sĩ đều không thể từ chối vì đó là tấm lòng của người bệnh.
Đã nhiều năm nay, bác sĩ Hương trân trọng và nâng niu bài thơ của ông nội một bệnh nhân tặng chị coi như món quà cảm ơn của gia đình gửi tới bác sĩ. Cháu bé bị ung thư thập tử nhất sinh nhưng được bác sĩ tận tình cứu chữa, đã 8 năm nay cháu sống không bệnh, khỏe mạnh và mỗi dịp Tết đến xuân về, cháu bé lại gọi điện lên chúc mừng bác sĩ. Rồi một số ngày trong năm, cháu và ông nội đều lên thăm bác sĩ. Có khi chẳng có quà gì mà chỉ là vài kg gạo, bó hoa bác sĩ cũng thấy hạnh phúc vô cùng.
Từ trước đến nay, nhiều người cứ nghĩ là phải cảm ơn bác sĩ bằng phong bì, rằng "đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn". Nhưng với nhiều bác sĩ những món quà họ ấn tượng, họ nhớ mãi không phải là phong bì mà chính là tấm lòng của người bệnh.
Nam Khoa TPHCM Theo Phương Thúy (Infonet)
0 nhận xét :
Đăng nhận xét