Nhiều cuộc nghiên cứu trước đây đã cho thấy mối liên hệ của sự ô nhiễm trong cá, đặc biệt là chất thủy ngân, có tác hại đến hệ thống thần kinh, tiêu hóa và miễn dịch, phổi, thận, da và mắt. Vì vậy, Cơ quan quản lý Thực phẩm và dược phẩm Mỹ đã khuyến khích phụ nữ mang thai hạn chế không ăn nhiều hơn ba bữa cá mỗi tuần.
[nam khoa] - Một nghiên cứu gần đây còn chỉ rõ một nguy cơ khác cho phụ nữ mang thai: Nguy cơ ô nhiễm ở cá sẽ tăng nguy cơ béo phì ở trẻ vì nó ảnh hưởng đến sự phát triển hệ thống hoocmon khi trẻ vẫn còn trong thai.
Phụ nữ không nên loại trừ cá hoàn toàn vì chúng là nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng quan trọng như protein, vitamin D, acid béo omega-3 nhưng không nên ăn quá nhiều.
Ăn quá nhiều cá khi mang thai khiến bé dễ bị tiểu đường
Nói chung, phụ nữ nên ăn nhiều loại cá đa dạng khác nhau mỗi tuần và tránh ăn các loài cá săn mồi lớn như cá kiếm, cá thu, cá mập, cá kình…
Các nhà nghiên cứu đã phân tích dữ liệu của 15 cuộc nghiên cứu được xuất bản trước đó, theo dõi hơn 26.000 phụ nữ và con của họ trong khoảng từ hai đến sáu tuổi, những trẻ này sinh trong khoảng 1996-2011 tại Bỉ, Pháp, Hy Lạp, Ý, Hà Lan, Na Uy, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và Mỹ.
Sự tiêu thụ cá khác biệt trong từng vùng, tùy theo thói quen và phong tục của phụ nữ từng vùng. Khi họ có thói quen ăn cá trong mức cho phép - khoảng 1-3 bữa mỗi tuần - các nhà nghiên cứu không tìm thấy mối liên hệ với tình trạng trẻ phát triển sớm hay bị béo phì cho đến khi sáu tuổi.
Nhưng so với những phụ nữ hiếm khi ăn cá khi mang thai, phụ nữ ăn cá thường xuyên trong thai kỳ tăng 22% nguy cơ con bị chứng phát triển sớm bất thường từ khi sinh đến khi hai tuổi.
Đồng thời, phụ nữ ăn nhiều cá cũng có con bị quá cân, béo phì ở khoảng bốn tuổi tăng 14%, ở khoảng sáu tuổi tăng 22%. Ảnh hưởng này rõ ở trẻ gái hơn trai.
Chất thủy ngân trong cá không gây béo phì dù có liên quan đến vài vấn đề về phát triển nhưng các chất độc và ô nhiễm khác trong cá cũng có thể gây béo phì ở trẻ. Ngoài ra, ăn nhiều cá trong thai kỳ cũng dễ gây đói hơn khiến phụ nữ ăn nhiều hơn. Đồng thời phụ nữ tăng cân quá nhiều trong khi mang thai cũng sinh con có nguy cơ quá cân cao hơn.
Theo Lan Thảo (Pháp luật TP.HCM/Reuters)
Dưới đây là những mẹo trị mụn cóc cứng đầu mà cách làm lại cực kỳ đơn giản. ... Dùng lá tía tô vò nát cho ra nước để bôi thường xuyên hoặc tốt hơn là đắp lên http://dakhoaaua.vn/noi-mun-coc-o-tay-co-nguy-hiem-khong-1719.html
Trả lờiXóaMụn cóc sinh dục không được điều trị có thể lây qua người bạn tình. Siêu vi trùng lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp da với da ... Điều trị bệnh mụn cóc sinh dục http://dakhoaaua.vn/cach-chua-benh-mun-coc-sinh-duc-1718.html
Những biểu hiện đó nếu không kịp thời khám xét và điều trị kịp thời thì có những biến chứng như ung thư dương vật (ở nam giới) hay ung thư cổ tử cung (ở nữ giới) http://dakhoaaua.vn/mun-coc-sinh-duc-va-nhung-dieu-can-biet-1722.html
Khi có nghi ngờ về dấu hiệu của bệnh mụn cóc sinh dục cần có những điều trị kịp thời. Vậy những hình ảnh bệnh mụn cóc sinh dục như thế nào để bạn dễ nhận biết http://dakhoaaua.vn/nhan-biet-mun-coc-sinh-duc-o-nam-va-nu-kha-de-dang-1721.html