Liên hệ Phòng khám đa khoa Mayo

Câu chuyện về sự khác nhau "phũ phàng" của đàn ông và đàn bà sau ly hôn

"Đàn bà sau ly hôn, bao giờ cũng là một mênh mông ký ức, rất khó bù đắp. Làm gì cũng ngại, muốn gì cũng sợ. Lắm lúc, thấy anh này thương anh kia yêu, thèm đi bước nữa lắm rồi lại đột nhiên tủi phận mình, đành thôi..."
Đàn bà sau ly hôn, làm gì cũng ngại, muốn gì cũng sợ
Mới đây, những dòng chia sẻ ngắn mà đầy xót xa, đồng cảm với thân phận một phụ nữ "chòng chành như nón không quai" sau khi tan vỡ hôn nhân đã khiến nhiều phụ nữ, nhất là những người cùng hoàn cảnh rơi lệ. Status ấy, bắt nguồn từ một câu chuyện ly hôn, người đàn bà nhận nuôi con, còn người đàn ông tung tẩy, rảnh chân đi với người yêu mới:
Anh kể: "Anh với chị ly hôn, chị ẵm con vào Sài Gòn, anh Hà Nội. Anh yêu cô gái khác, chị buôn bán nuôi con. Bạn bè nói với chị, anh dạo này cuồng chăm sóc da, vừa tắm trắng, vừa tiêm thuốc. Anh hào nhoáng từ tóc đến giầy.
Chắc chị còn yêu anh, nên những thông tin về anh chị đều nắm rõ, họ có nhiều bạn bè chung. Anh bảo, mỗi tháng anh gửi cho con 5 triệu đồng. Có tháng anh gửi, có tháng chị nhắn tin nhắc. Chị không cần số tiền ấy, chị cần anh quan tâm đến con".
Nếu chuyện chỉ đến thế, chắc người đàn bà kia cũng chẳng mấy chạnh lòng, dù sự tan vỡ hôn nhân với cha của đứa trẻ có thể đã bóp nghẹt tim chị không phải một lần. Nhưng rồi: "Thi thoảng, cô bạn gái mới của anh lên facebook mắng chị. Thi thoảng, cáu gắt chị có mắng lại. Đàn bà, ai lại không uất ức những chuyện thế này. Con gái bệnh, chị báo tin. Anh trả lời, đầy việc. Rồi quay sang nói với bạn bè, chắc nó lại giở trò''.
Đa phần đàn ông là loài ham chơi. Nắng sớm mưa chiều nhớ con sụt sùi một chút, rồi sau đó lại mê mải với hàng tá trò khác trên đời.
Chính cái sự nhạt nhẽo với con của người đàn ông sau khi ly hôn, có lẽ là thứ làm đau đàn bà hơn cả; bởi người ta dễ nghĩ, khi tình yêu, khi cái nghĩa vài năm chung sống, chăm sóc nhau chẳng còn, huyết thống, trách nhiệm với con có lẽ là điều duy nhất cỏn giữ cho sự liên hệ của hai con người còn ý nghĩa.
Và người kể chuyện chua xót viết: "Thật ra, thôi ấm êm thì cố, thôi cố được thì ly hôn. Chuyện không có gì phải ầm ĩ với những người đã hết duyên. Có điều, con trẻ không có lỗi. Muốn hay không gì cũng phải để con vuông tròn, xem như là bù đắp vì quyết định của cha mẹ.

Đáng tiếc, đa phần đàn ông là loài ham chơi. Nắng sớm mưa chiều nhớ con sụt sùi một chút, rồi sau đó lại mê mải với hàng tá trò khác trên đời. Khuya về nhớ con, tấm tức khóc, mai lại lau mặt quên quên.

Đàn bà sau ly hôn, bao giờ cũng là một mênh mông ký ức, rất khó bù đắp. Làm gì cũng ngại, muốn gì cũng sợ. Lắm lúc, thấy anh này thương anh kia yêu, thèm đi bước nữa lắm rồi lại đột nhiên tủi phận mình, đành thôi.

Biết làm sao, bởi đàn bà bao giờ cũng khổ! Có vài người không khổ tìm thấy đàn ông khác sau lần vụn vỡ, thì cũng giăng mắc sự đa đoan.
Tất nhiên, có những lúc đàn ông là nạn nhân của ly hôn. Buồn lắm".
Quan điểm thấm thía về sự thiệt thòi của thân phận đàn bà sau ly hôn.
Câu chuyện ấy, quan điểm ấy đã như nói hộ nỗi lòng của những người phụ nữ, nhất là những người từng bước qua, hoặc chạm ngưỡng vụn vỡ hôn nhân. Facebooker Trần Minh Nguyệt viết: "Giá như đàn ông nào sau ly hôn nghĩ được như anh thì con trẻ đã không phải đau lòng nói: mẹ đổi họ cho con đi, con không muốn mang họ của ba và làm con của ba nữa. Nghe mà đắng nghét đến tận cùng".
Những ý kiến lên án đàn ông bạc bẽo cũng được nhắc đến, như quan điểm của Quỳnh Tiên: "Thôi đành, phận đàn bà thiệt thòi. Ngày xưa các cụ nói đàn ông bạc như vôi. Nhớ có ông khi vợ mất khóc lóc thương tiếc, chỉ sau 2 tháng đã thấy có bóng đàn bà trong nhà, không giấu nổi công khai cưới xin, cô dâu chú rể áo dài khăn đóng như cưới lần đầu.
Có ông vợ tai nạn mất buồn rầu thương tiếc cứ như muốn chết theo, cũng chẳng bao lâu đã thấy có em nâng khăn sửa túi" hay quan sát của Trần Bạch Phượng: "Đa số đàn ông khi ly hôn xong thì sống tự do một mình không vướng bận, rồi cưới vợ trẻ gái tơ; còn phụ nữ phải gồng gánh nuôi dạy con một mình, chưa nói đến những người đàn ông ích kỷ dùng mọi thủ đoạn chiếm đoạt hết tài sản hưởng thụ để vợ con sống lang thang không nhà cửa, không tương lai. Đến lúc hết thời, hết tiền, vợ trẻ gái tơ nó ruồng bỏ thì lại mới nhớ đến vợ con để bám víu... Bạc bẽo cả với con thì quá vô lương tâm thì không đáng được tha thứ!".
Chia sẻ bài viết trên, nick Trịnh Huyền, một người có lẽ đang đứng trước ngưỡng cửa tan vỡ viết: "Sáng thấy mẹ tag cho bài này! Giờ mới đọc và ngẫm... Quyết định luôn ở cha mẹ nhưng con cái cần được vuông tròn. Nhiều lúc muốn sống cho mình lắm rồi, nhưng cũng vì những điều phải biết sống có trách nhiệm thế này nên đành ép mình xuống như hũ cà vậy!". Ép mình như hũ cà, không rõ có phải là cách cuối cùng chị chọn để bình an, tránh chuyện ly hôn hay không, nhưng có lẽ, cách ấy không phải ai cũng đồng tình.
Cũng giống như quan điểm của tác giả status, chẳng phải ai cũng xót xa, yêu thương phụ nữ và cho rằng sau ly hôn, họ sẽ thiệt thòi như anh. Có ý kiến, như của Vi An, cho rằng: "Đa phần các chị ly hôn xong đều thoát xác, cải lão hoàn đồng, trẻ đẹp phây phây", hay như nick Song Phuong viết: "Đi đến ly hôn là cực chẳng đã nên hãy nghĩ thoáng đi, đàn nào cũng có cái khổ riêng mà...".
Đàn ông là loài ham chơi, phụ nữ là nòi trân quý
Dầu sao, đọc những chia sẻ của cây bút Ngô Nguyệt Hữu (bút danh, tên thật là Ngô Kinh Luân), có thể thấy, anh có sự thấu hiểu thấm thía với nhân vật phụ nữ trong câu chuyện anh kể, và hơn thế, cả sự thấu hiểu nỗi lòng phụ nữ nữa. Có lẽ, sự nhạy cảm của tâm hồn một con người văn chương đã khiến anh có sự đồng cảm ngọt ngào ấy?
Ngô Nguyệt Hữu cho hay, câu chuyện anh kể là có thật, và người phụ nữ ấy là bạn thân của anh. Nội tình sâu hơn của vụ việc, anh không rõ, nhưng sự xót xa dành cho chị cũng là niềm thương mến anh dành cho những người phụ nữ, bởi: "tôi thấy họ đáng thương, và đàn ông, thì phải biết mạnh mẽ bảo vệ lẫn trân trọng phụ nữ. Đàn bà là giống loài trân quý, nhưng không phải ai cũng nghĩ như tôi, nên nhìn họ (sống trong những nỗi buồn, những thiệt thòi, những ràng buộc), tôi rất thương".
Cây bút Ngô Nguyệt Hữu: "Đàn bà là giống trân quý, đàn ông là loài ham chơi".
Anh quan niệm: "Đàn ông là loài ham chơi, ở bất cứ độ tuổi nào. Tất nhiên, cũng có đàn ông không ham chơi, khi họ có vấn đề về sức khỏe. Tạm gọi, lực bất tòng tâm.
Sự ham chơi ấy có thể là một nguyên nhân dẫn đến tan vỡ hôn nhân, vì không phải anh nào cũng biết cách dừng lại trước một cuộc vui. Mà cũng không hoàn toàn vậy, vì đàn ông mê mải đến đâu vẫn muốn có nơi quay về. Hay là mình cứ thử tin, hết duyên phận thì vụn vỡ?
Tôi nghĩ, không đàn bà nào chấp nhận (cái sự ham chơi của đàn ông), chỉ là, chuyện khuất mắt xem như không hay. Thật ra, trong sự ham chơi của đàn ông thì đàn bà luôn ở thế bị động. Đàn bà, ấy là một loài trân quý nhưng thường để lại những xót xa. Trót làm đàn bà đã nặng nợ thiệt thòi rồi. Là món nợ số phận chăng? Số ít đàn bà, may mắn được coi một món quà của tạo hóa, được trân trọng xứng đáng; còn lại, sự mỹ miều về ngôn tình được coi là liệu pháp an ủi về tinh thần cho đàn bà".
"Quan điểm cá nhân của tôi: chỉ lấy vợ một lần".
Nói về quan điểm cá nhân, anh chàng viết lách này hóm hỉnh bảo, có lẽ anh đối xử với vợ cũng không đến nỗi tệ, nhưng có điều anh chắc chắn, đó là đời anh chỉ lấy vợ một lần.
Nghĩ về sự khác biệt sau khi ly hôn giữa "giống ham chơi" và "loài trân quý", anh cho rằng: "Phụ nữ sau ly hôn, chắc chắn họ sẽ có một chân trời mới nếu họ tìm được người đàn ông của đời mình. Dẫu vậy, với biến cố đã trải qua, thì cũng vướng víu vào hai chữ đa đoan rồi. Còn với đàn ông, không hẳn ly hôn sẽ là một khởi đầu mới, như người đàn ông trong câu chuyện tôi kể.
Tôi có nhiều bạn hữu không may mắn trong đời sống hôn nhân. Ở khoảnh khắc nào đó, họ đều đau đáu buồn thương. Nhưng sự khác biệt lớn nhất là đàn ông, bản chất việc mê chơi của họ là để chăm lo cho riêng cảm xúc, chu toàn cho cá nhân mình, nhiều khi ít quan tâm người khác, còn đàn bà thì khác.
Đa phần phụ nữ lại coi việc chăm lo chu toàn cho ai đó là "sự nghiệp" của đời mình, bởi họ tin đây là thiên phận. Thậm chí, còn có yếu tố di truyền. Thật ra, ly hôn hay không ly hôn gì, phụ nữ cũng nên nhớ một điều, phải biết chăm sóc tốt cho bản thân mình thêm một chút.
Chăm sóc tốt không phải là đòi hỏi hưởng thụ nhiều hơn, shopping nhiều hơn… mà là quan tâm đến cảm xúc tự thân nhiều hơn. Bởi làm người, là tự mình phải biết cách chu toàn cho chính mình rồi, ngay cả khi một mình.  Biết chu toàn cho mình cũng là một trách nhiệm cá nhân, và phụ nữ cần nghĩ về điều đó".
ĐSSK
Share on Google Plus

About Phòng khám đa khoa Mayo

Thông tin hay hữu ích cho bạn về sức khỏe đời sống, kiến thức giới tính, địa chỉ khám chữa bệnh tại TPHCM.

0 nhận xét :

Đăng nhận xét

Phòng khám đa khoa Mayo

Có thể bạn quan tâm

Cắt bao quy đầu
Bao quy đầu là phần bao da mỏng và niêm mạc che phủ quy đầu d.vật (phần da ở bên ngoài và phần niêm mạc ở trong). Bao quy đầu là nơi tiếp giáp giữa thân và đầu d.vật, có thể kéo lớp bao da này lên để lộ ra đầu d.vật.
Sùi mào gà
Bệnh sùi mào gà là gì? - Bệnh sùi mào gà là một bệnh lây qua con đường tình dục khi biểu hiện giống như mào của con gà. Sùi mào gà chủ yếu xuất hiện trên bộ phận sinh dục của cả nam và nữ. Bệnh sùi mào gà nếu không được hỗ trợ chữa trị kịp thời có thể chuyển thành ác tính gây ung thư cổ tử cung ở phụ nữ và ung thư d.vật ở nam giới. Chúng ta đã biết bệnh sùi mào gà là gì, cùng tìm hiểu nguyên do và cách điều trị bệnh: