Cảm lạnh và cảm cúm là hai bệnh rất thường gặp trong mùa lạnh. Tuy nhiên, dù nhiều người biết rõ những thực phẩm nên ăn khi bị cảm, lại rất ít người biết nên tránh những loại thực phẩm như thế nào.
Các loại thực phẩm dưới đây sẽ làm tắc nghẽn tiêu hóa khiến bạn cảm thấy đau nhức, mệt mỏi hơn.
1. Nước ngọt, nước ép, các loại thực phẩm có đường
Dù mứt gừng có thể làm giảm buồn nôn, một vài loại nước ép có thể cung cấp vitamin C nhưng chúng cũng chứa rất nhiều đường có thể gây sưng viêm, làm yếu đi các tế bào bạch cầu chống viêm nhiễm trong cơ thể.
Ngoài ra, nên tránh những thực phẩm nhiều đường khác như bánh ngọt, kẹo, ngũ cốc cho trẻ em… mà rất nhiều người ăn khi bị bệnh. Thay vì những loại thực phẩm này, bạn nên dùng trà gừng để ổn định bao tử và uống nước không chứa đường, nước dừa, ăn trái cây, bỏng ngô.
2. Sữa
Sữa không làm cơ thể sản xuất ra nhiều chất nhầy hơn khi bị cảm nhưng với một số người, sữa có thể làm chất nhầy có sẵn trong cổ họng đặc hơn và khó chịu hơn.
Nếu bạn cảm thấy tệ hơn khi dùng những sản phẩm từ sữa, nên cắt giảm hoặc tạm thời từ bỏ sữa. Tuy nhiên, với những người không bị ảnh hưởng, sữa là nguồn cung cấp vitamin D, protein có thể giúp cơ thể chống viêm nhiễm.
Sữa chua cũng cung cấp vi sinh khuẩn làm cân bằng đường ruột.
3. Rượu bia
Giống như đường, rượu bia gây ra sưng viêm làm yếu đi các tế bào bạch cầu khiến cơ thể khó phục hồi hơn. Uống bia rượu cũng khiến cơ thể mất nước, làm tăng cồn trong máu khiến bạn say nhanh hơn và sẽ thức dậy vào sáng hôm sau với cơn sốt nặng nề.
4. Tinh bột chế biến
Nhiều người hay dùng bánh mì, bánh quy trong lúc nghỉ ngơi khi đang bệnh nhưng tinh bột chế biến chuyển hóa thành đường rất nhanh, làm tăng đường huyết tương tự như nước ngọt và thực phẩm nhiều đường, làm yếu hệ thống miễn dịch. Khi ăn tinh bột trong lúc bị cảm, bạn nên dùng ngũ cốc nguyên hạt.
Các loại thực phẩm dưới đây sẽ làm tắc nghẽn tiêu hóa khiến bạn cảm thấy đau nhức, mệt mỏi hơn.
1. Nước ngọt, nước ép, các loại thực phẩm có đường
Dù mứt gừng có thể làm giảm buồn nôn, một vài loại nước ép có thể cung cấp vitamin C nhưng chúng cũng chứa rất nhiều đường có thể gây sưng viêm, làm yếu đi các tế bào bạch cầu chống viêm nhiễm trong cơ thể.
Ngoài ra, nên tránh những thực phẩm nhiều đường khác như bánh ngọt, kẹo, ngũ cốc cho trẻ em… mà rất nhiều người ăn khi bị bệnh. Thay vì những loại thực phẩm này, bạn nên dùng trà gừng để ổn định bao tử và uống nước không chứa đường, nước dừa, ăn trái cây, bỏng ngô.
2. Sữa
Sữa không làm cơ thể sản xuất ra nhiều chất nhầy hơn khi bị cảm nhưng với một số người, sữa có thể làm chất nhầy có sẵn trong cổ họng đặc hơn và khó chịu hơn.
Nếu bạn cảm thấy tệ hơn khi dùng những sản phẩm từ sữa, nên cắt giảm hoặc tạm thời từ bỏ sữa. Tuy nhiên, với những người không bị ảnh hưởng, sữa là nguồn cung cấp vitamin D, protein có thể giúp cơ thể chống viêm nhiễm.
Sữa chua cũng cung cấp vi sinh khuẩn làm cân bằng đường ruột.
Bia, rượu, nước ngọt... không tốt cho những người đang bị cảm lạnh, cảm cúm. Hình minh họa.
3. Rượu bia
Giống như đường, rượu bia gây ra sưng viêm làm yếu đi các tế bào bạch cầu khiến cơ thể khó phục hồi hơn. Uống bia rượu cũng khiến cơ thể mất nước, làm tăng cồn trong máu khiến bạn say nhanh hơn và sẽ thức dậy vào sáng hôm sau với cơn sốt nặng nề.
4. Tinh bột chế biến
Nhiều người hay dùng bánh mì, bánh quy trong lúc nghỉ ngơi khi đang bệnh nhưng tinh bột chế biến chuyển hóa thành đường rất nhanh, làm tăng đường huyết tương tự như nước ngọt và thực phẩm nhiều đường, làm yếu hệ thống miễn dịch. Khi ăn tinh bột trong lúc bị cảm, bạn nên dùng ngũ cốc nguyên hạt.
Theo Lan Thảo (Pháp luật TPHCM/eatclean)
0 nhận xét :
Đăng nhận xét