Để ngăn ngừa hội chứng khó chịu này tái phát, giữ vệ sinh răng miệng tốt, bạn có thể ghi nhớ những lời khuyên sau.
Những cách ngăn ngừa lở miệng
1. Điều trị bệnh tiêu hóa
Nếu bị rối loạn tiêu hóa, nhiễm khuẩn họng, loét dạ dày hoặc suy giảm miễn dịch, bạn nên đi khám và điều trị đúng cách. Những chứng bệnh này có thể phát triển chứng lở miệng.
2. Tránh dùng bàn chải cũ
Ít người biết rằng sử dụng bàn chải nhiều hơn 1 tháng cũng làm tăng nguy cơ lở miệng. Bạn nên thay bàn chải đều đặn, dùng loại lông mềm.
3. Tránh ăn trái cây họ cam, chanh và các loại gây lở miệng
Bạn cũng nên tránh socola, đậu phộng, bột mì và hạt hạnh nhân nếu bị chứng lở miệng tái phát vì chúng có thể tăng nguy cơ lở miệng trở lại.
4. Xem kỹ thành phần kem đánh răng
Lở miệng có thể do thành phần kem đánh răng gây ra. Trước khi mua, bạn nên đọc kỹ thành phần, tránh các loại kem có chứa sodium lauryl suphate, hóa chất này có thể gây lở miệng và làm trầm trọng thêm vết lở.
5. Giữ tâm trạng bình tĩnh
Khi bạn căng thẳng, trầm cảm, cơ thể sẽ sản xuất hormone gây nguy cơ lở miệng cao. Bạn nên tìm cách bình ổn tâm trạng như hoạt động thể chất hoặc hít thở sâu.
6. Bổ sung vitamin
Thiếu các loại vitamin B12, chất sắt, acid folic làm tăng nguy cơ bị lở miệng, bạn nên bổ sung các loại chất này đầy đủ.
7. Tránh các loại thức ăn khó nhai, nóng và cay
Chúng có thể gây đau đớn và làm trầm trọng thêm vết lở.
8. Tránh uống trà, cà phê khi đói
Nó có thể gây tích tụ vi khuẩn trong miệng, dẫn đến lở miệng.
9. Súc miệng sau khi ăn
Bạn nên có thói quen súc miệng sau mỗi bữa ăn để loại trừ thức ăn còn dư chuyển hóa thành acid trong miệng, tăng nguy cơ lở miệng.
Bạn cũng nên tránh socola, đậu phộng, bột mì và hạt hạnh nhân nếu bị chứng lở miệng tái phát vì chúng có thể tăng nguy cơ lở miệng trở lại.
4. Xem kỹ thành phần kem đánh răng
Lở miệng có thể do thành phần kem đánh răng gây ra. Trước khi mua, bạn nên đọc kỹ thành phần, tránh các loại kem có chứa sodium lauryl suphate, hóa chất này có thể gây lở miệng và làm trầm trọng thêm vết lở.
5. Giữ tâm trạng bình tĩnh
Khi bạn căng thẳng, trầm cảm, cơ thể sẽ sản xuất hormone gây nguy cơ lở miệng cao. Bạn nên tìm cách bình ổn tâm trạng như hoạt động thể chất hoặc hít thở sâu.
6. Bổ sung vitamin
Thiếu các loại vitamin B12, chất sắt, acid folic làm tăng nguy cơ bị lở miệng, bạn nên bổ sung các loại chất này đầy đủ.
7. Tránh các loại thức ăn khó nhai, nóng và cay
Chúng có thể gây đau đớn và làm trầm trọng thêm vết lở.
8. Tránh uống trà, cà phê khi đói
Nó có thể gây tích tụ vi khuẩn trong miệng, dẫn đến lở miệng.
9. Súc miệng sau khi ăn
Bạn nên có thói quen súc miệng sau mỗi bữa ăn để loại trừ thức ăn còn dư chuyển hóa thành acid trong miệng, tăng nguy cơ lở miệng.
Theo Lan Thảo (Pháp luật TPHCM/ thehealthsite)
0 nhận xét :
Đăng nhận xét