Liên hệ Phòng khám đa khoa Mayo

Cách tích trữ thực phẩm trong tủ lạnh cực gây hại

Những thói quen thường ngày như không đậy nắp thức ăn thừa, để lẫn thực phẩm sống chín... có thể khiến tủ lạnh thành ổ vi khuẩn.

1. Trữ đông thịt tươi trong ngăn lạnh quá lâu

Khi bảo quản thịt, chúng ta nên để trong ngăn đá của tủ lạnh sẽ giữ được dài ngày hơn, nhưng không nên quá 1 tuần. Còn nếu để trong ngăn lạnh thì chỉ nên 2 ngày mà thôi. Với thịt đã qua chế biến thì có thể để được 3 – 5 ngày. Thịt không bảo quản trong ngăn đá mà để ở ngăn lạnh quá lâu cũng sẽ phát sinh các vi khuẩn gây hại, ăn mòn dinh dưỡng trong thịt và làm mất hết hương vị của thịt.
Cách tích trữ thực phẩm trong tủ lạnh cực gây hại
2. Không rửa thịt tươi trước khi đông đá

[phong kham da khoa tphcmRất nhiều người khi mang thịt về thì nhét tất cả vào túi rồi cất trong ngăn đá. Cách làm này sẽ làm mất hết dinh dưỡng và mùi vị của thịt. Do đó, bạn cần đông đá thịt đúng cách. Trước hết hãy rửa sạch thịt, sau đó thấm khô rồi đựng trong túi đựng thực phẩm, hoặc hộp bảo quản thực phẩm riêng và nên ghi ngày tháng lên rồi mới đông đá. Vì không rửa thịt những chất bẩn, vi khuẩn cùng bám vào trong thịt sẽ không tốt.

Cách tích trữ thực phẩm trong tủ lạnh cực gây hại.

Nhiều người có thói quen mở tủ lạnh ra rồi tần ngần suy nghĩ nên lấy gì, mãi một lúc lâu mới đóng và điều này có thể gây hại cho sức khỏe. Ảnh minh họa.

3. Làm đông lạnh lại thịt sau khi dùng không hết

Nhiều người có suy nghĩ sau khi thịt rã đông ăn không hết lại đưa vào tủ đóng đá tiếp. Tuy nhiên cách làm này đã vô tình làm cho quá trình vi khuẩn tăng lên gấp nhiều lần. Bất kỳ tế bào nào thoát khỏi quá trình bị phá vỡ khi thực phẩm được đông lạnh lần đầu đều đứng trước nguy cơ tiếp tục bị phá vỡ lần nữa. Vì thế chúng ta không đông lạnh lại thực phẩm sau khi đã và ăn thừa.

4. Mở cửa tủ lạnh quá lâu

Nhiều người có thói quen mở tủ lạnh ra rồi tần ngần suy nghĩ nên lấy gì, mãi một lúc lâu mới đóng. Đây là một trong những lý do làm tủ lạnh mất nhiệt, tạo điều kiện cho các vi khuẩn thâm nhập và phát triển.

Một số loại vi khuẩn có thể sống rất lâu và không ngừng sinh sôi trong tủ lạnh nên có thể gây độc cho thực phẩm. Có thể kể đến khuẩn listeria, gây các triệu chứng giống bệnh cảm, nặng hơn là bệnh nhiễm trùng máu hoặc viêm màng não, có thể phát triển ở nhiệt độ từ -1độ C đến 4 độ C.

5. Để thịt gà sống ở ngăn trên cùng

Thịt gà sống thường bị nhiễm vi khuẩn campylobacter thường gây các triệu chứng như đau bụng, sốt và tiêu chảy. Do đó, nếu để thịt gà ở ngăn trên cùng, nước trong thịt có khả năng rơi xuống, thấm vào rau và đầu độc bạn nếu bạn ăn rau sống.

Chính vì thế, bạn nên bỏ thịt gà vào hộp kín và đặt ở ngăn dưới cùng của tủ lạnh. Bạn cũng có thể để riêng thực phẩm tươi sống với thức ăn đã chế biến, nấu chín.

6. Không đậy nắp thức ăn thừa

Hàng ngày, đồ ăn thừa sau các bữa ăn được nhiều người để nguyên trên chiếc đĩa bát, và đưa vào tủ lạnh bảo quản cho bữa ăn hôm sau. Thậm chí, nhiều món ăn có mùi, độ mặn như bát nước mắm, đĩa cá kho ăn còn thừa cũng vô tư để vào tủ lạnh mà không hề được đậy nắp hay túi bóng bảo quản. Từ đây, vi khuẩn có điều kiện để sinh sôi nảy nở và chắc chắn tủ lạnh nhà bạn sẽ luôn có mùi khó chịu. Bởi vì với nhiệt độ làm mát hoặc lạnh vừa phải của tủ lạnh, một số loài vi khuẩn chỉ bị làm ngưng hoặc giảm hoạt động chứ không hề bị tiêu diệt hoàn toàn Còn một số vi khuẩn khác vẫn phát triển, đó là chưa kể đến có nhiều loại vi khuẩn hiện nay rất ưa lạnh.

Bạn nên trữ đồ ăn thừa trong vật chứa sạch, có nắp đậy kín hoặc bọc kín bằng màng nilong. Đồng thời bạn nên trữ lạnh thức ăn thừa trong vòng 2 tiếng sau khi nấu, và không cần đợi đến khi thức ăn nguội mới cất vào tủ, vì những loại tủ lạnh hiện đại có khả năng xử lý nhiệt.

7. Để lẫn thực phẩm sống chín

Nhiều gia đình rau mua về chưa cắt gốc, cá tươi, trứng vẫn còn dính phân, thịt các loại, hoa quả tươi chưa rửa... đã để vào tủ lạnh. Những túi đồ ăn này dính nhiều chất bẩn được lê la khắp chợ hay nước từ đồ ăn dây ra vô tình đã chảy, dính khắp tủ lạnh.

Đồng thời với đó, đồ ăn chín ăn chưa hết cũng được... tống vào đây. Tất cả những điều đó khiến tủ lạnh trở thành kho chứa thực phẩm hỗn độn trong khi vấn đề vệ sinh lau chùi không thường xuyên.

Vì thế , đồ sống trước khi cho vào tủ lạnh cần được rửa sạch, cho vào túi, hộp sạch, kín. Thịt cá nên bảo quản trên ngăn đá, ngăn mát chỉ nên để 1-2 ngày.
Theo Mai Hoa (Người đưa tin)
Share on Google Plus

About Phòng khám đa khoa Mayo

Thông tin hay hữu ích cho bạn về sức khỏe đời sống, kiến thức giới tính, địa chỉ khám chữa bệnh tại TPHCM.

0 nhận xét :

Đăng nhận xét

Phòng khám đa khoa Mayo

Có thể bạn quan tâm

Cắt bao quy đầu
Bao quy đầu là phần bao da mỏng và niêm mạc che phủ quy đầu d.vật (phần da ở bên ngoài và phần niêm mạc ở trong). Bao quy đầu là nơi tiếp giáp giữa thân và đầu d.vật, có thể kéo lớp bao da này lên để lộ ra đầu d.vật.
Sùi mào gà
Bệnh sùi mào gà là gì? - Bệnh sùi mào gà là một bệnh lây qua con đường tình dục khi biểu hiện giống như mào của con gà. Sùi mào gà chủ yếu xuất hiện trên bộ phận sinh dục của cả nam và nữ. Bệnh sùi mào gà nếu không được hỗ trợ chữa trị kịp thời có thể chuyển thành ác tính gây ung thư cổ tử cung ở phụ nữ và ung thư d.vật ở nam giới. Chúng ta đã biết bệnh sùi mào gà là gì, cùng tìm hiểu nguyên do và cách điều trị bệnh: